Hướng dẫn 2 cách kiểm tra Căn cước công dân có bị lộ, vay ngân hàng và lừa đảo không

Hiện nay, thẻ căn cước công dân gắn chip được tích hợp nhiều tiện ích thiết yếu như bảo hiểm, ngân hàng, bằng lái xe, sổ hộ khẩu điện tử và các giấy tờ quan trọng khác. Điều này giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn.

Tuy nhiên, việc chia sẻ hình ảnh thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip mà không làm mờ thông tin là hành động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kẻ xấu có thể lợi dụng thông tin cá nhân này để thực hiện hành vi lừa đảo, vay tiền online, hoặc giả mạo danh tính với mục đích vi phạm pháp luật. Việc kiểm tra CCCD có bị lợi dụng hay không thực ra rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết.

căn cước công dân

Vay tiền online trên app

Hiện nay, nhiều ứng dụng cho vay tiền online chỉ cần cung cấp ảnh chụp CMND/CCCD là có thể được giải ngân nhanh chóng mà không cần gặp mặt hay xác minh chính chủ. Đây chính là kẽ hở mà các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cách thức hoạt động của kẻ lừa đảo:

  • Thu thập hình ảnh CMND/CCCD bị rò rỉ trên mạng.
  • Đăng ký vay tiền qua các app tín dụng online.
  • Khi đến kỳ hạn, các app sẽ liên hệ đòi nợ chính chủ, khiến nạn nhân gặp rắc rối và bị làm phiền liên tục.

Cách xử lý:

  • Liên hệ ngay với đơn vị cho vay để thông báo về việc bị lợi dụng.
  • Trình báo với cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ điều tra.
  • Kiểm tra định kỳ thông tin tín dụng cá nhân để phát hiện bất thường kịp thời.

Mở tài khoản ngân hàng để lừa đảo

Nhiều ngân hàng hiện nay cho phép mở tài khoản trực tuyến một cách nhanh chóng, chỉ cần cung cấp hình ảnh CMND/CCCD. Đây là cơ hội để các đối tượng xấu lợi dụng, đăng ký tài khoản ngân hàng dưới tên người khác và dùng vào mục đích lừa đảo.

Thủ đoạn phổ biến:

  • Sử dụng CMND/CCCD bị đánh cắp để mở tài khoản ngân hàng online.
  • Giả mạo chủ tài khoản để thực hiện các giao dịch lừa đảo.
  • Chuyển tiền chiếm đoạt từ các vụ lừa đảo vào tài khoản mạo danh.

Cách xử lý:

  • Gọi điện ngay cho ngân hàng để khoá tài khoản bị mạo danh.
  • Yêu cầu ngân hàng xác minh danh tính và cung cấp thông tin hỗ trợ.
  • Trình báo với cơ quan công an và cung cấp bằng chứng liên quan.

Lưu ý: Nên đăng ký dịch vụ SMS Banking và theo dõi lịch sử giao dịch thường xuyên để phát hiện dấu hiệu bất thường.

Đăng ký thuê bao trả sau trái phép

Việc đăng ký sim điện thoại hiện nay chỉ cần cung cấp hình ảnh CMND/CCCD. Nếu thông tin này bị lộ, kẻ gian có thể lợi dụng để đăng ký sim trả sau, sử dụng vào mục đích xấu như gọi điện lừa đảo hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi từ nhà mạng về khoản cước chưa thanh toán.
  • Bị làm phiền bởi các cuộc gọi đòi nợ từ số thuê bao lạ.

Cách xử lý:

  • Đến trực tiếp điểm giao dịch của nhà mạng để tra cứu thông tin thuê bao.
  • Yêu cầu huỷ sim trả sau được đăng ký trái phép.
  • Trình báo cơ quan công an nếu phát hiện hành vi bất thường.

2 cách kiểm tra căn cước công dân có đang bị đánh cắp thông tin hay không

Cách 1: Kiểm tra số điện thoại đăng ký bằng Căn cước công dân

Dùng số điện thoại đã định danh bằng CCCD soạn tin nhắn và gửi về tổng đài 1414 theo cú pháp:

TTTB <Số CCCD>

Lưu ý:

  • Tin nhắn gửi đến tổng đài 1414hoàn toàn miễn phí.
  • Sau khi gửi, hệ thống sẽ trả về danh sách các số điện thoại đã được đăng ký bằng số CCCD của bạn.

Phải làm gì nếu phát hiện số điện thoại lạ?

  • Liên hệ ngay với tổng đài nhà mạng để yêu cầu tra soát và hủy các số điện thoại không thuộc sở hữu của mình.
  • Trình báo sự việc với cơ quan công an nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo.

Cách 2: Kiểm tra Căn cước công dân có bị lợi dụng vay tiền hay không

Bạn có thể tra cứu thông tin tín dụng cá nhân trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Truy cập website CIC: https://cic.gov.vn hoặc tải ứng dụng CIC trên điện thoại

Bước 2: Đăng ký tài khoản

  • Chọn mục Đăng ký.
  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân: họ tên, số CCCD, ngày tháng năm sinh, email, số điện thoại…
  • Chọn loại tài khoản: Cá nhân hoặc Doanh nghiệp.
  • Mẹo: Sử dụng email và số điện thoại chính chủ để dễ dàng nhận thông báo sau này.

    Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại vừa đăng ký, sau đó chọn Tiếp tục.

    Bước 4: Nhân viên CIC sẽ liên hệ với bạn để xác thực thông tin bằng cách hỏi – đáp qua điện thoại.

    Bước 5: Tài khoản được phê duyệt sẽ hoàn tất đăng ký và được thông báo qua SMS/Email

    Lưu ý: Có thể đợi 1-3 ngày để hệ thống kiểm tra và phê duyệt tài khoản

    Bước 6: Kiểm tra thông tin tín dụng

    • Kiểm tra thông tin nợ xấu và các khoản vay tín dụng.
    • Đăng nhập vào hệ thống CIC.
    • Chọn mục Khai thác báo cáo.

    Video hướng dẫn 2 cách kiểm tra chi tiết

    Video: Tuổi trẻ online

    5/5 – (172 votes)

    Bài viết khác